Yoga là một trong những bài tập được rất nhiều bạn trẻ yêu thích, nó giúp rèn luyện cơ thể một cách toàn diện từ thể chất cho đến tinh thần. Hôm nay, hãy cùng Elipsport giải đáp câu hỏi yoga là gì trong bài viết hôm nay nha.
1. Yoga là gì?
Yoga là một di sản từ Ấn Độ cổ đại, là một hệ thống luyện tập đồng thời cũng là triết lý sống hướng con người đến sự cân bằng, sức khỏe và hạnh phúc. Yoga không chỉ đơn thuần là thực hiện các động tác, mà còn là hành trình khám phá bản thân, hướng đến sự kết nối giữa cơ thể, tâm trí và tâm hồn. Bởi đó mà yoga được xem như liều thuốc cho tâm hồn, giúp giảm căng thẳng, thư giãn, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Yoga là một di sản từ Ấn Độ cổ đại
2. Yoga có nguồn gốc từ đâu?
Yoga khởi nguồn từ Ấn Độ hơn 5.000 năm trước. Thoạt nhìn, nhiều người cho rằng yoga chỉ xoay quanh những động tác uốn dẻo kỳ lạ. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ ngoài ấy là một hệ thống bài tập tinh tế, hướng đến sự rèn luyện toàn diện cho thể chất cho đến tinh thần của người tập.
Khái niệm yoga bắt nguồn từ tiếng Phạn “yuj”, mang ý nghĩa “thêm”, “tham gia”, “đoàn kết” hay “đính kèm”. Nền tảng của yoga chính là quan niệm về sự kết nối hài hòa giữa tâm trí và cơ thể.
Trong quá trình tập luyện, người tập hòa quyện kỹ thuật thở, tư thế yoga (asana) và thiền định. Để đạt được sự thống nhất giữa thân – tâm – hồn, đòi hỏi sự kỷ luật và luyện tập đều đặn.
Những năm 1920-1930, Hatha Yoga được quảng bá rất mạnh mẽ ở Ấn Độ thông qua tác phẩm của các triết gia Swami Sivananda, T. Krishnamacharya và những người khác. Sivananda là một trong những tác giả của trên 200 đầu sách về yoga, là người đã mở được rất nhiều trung tâm yoga trên toàn thế giới cũng như đào tạo các giáo viên yoga.
Kể từ đó mà nhiều giáo viên phương Tây và Ấn Độ cũng đã trở thành những người tiên phong, phổ biến nhất chính là hatha yoga và thu hút hàng triệu tín đồ theo học và chuyên tâm tu tập. Giờ đây, Hatha Yoga là một trường phái phổ biến nhất với nhiều trường học hoặc theo những phong cách khác nhau.
Triết gia Swami Sivananda góp phần quảng bá Hatha Yoga thông qua nhưng tác phẩm của mình
3. Lợi ích của việc tập yoga là gì?
Như vậy, bản chất của yoga là hướng đến sự hợp nhất về tâm trí và thể xác, cũng như giúp con người hòa hợp với vũ trụ. Vậy tác dụng của yoga là gì?
Giúp rèn luyện tâm trí
Việc thực hiện các tư thế yoga sẽ giúp con người trở nên bình tĩnh, tăng khả năng tập trung và đặc biệt trở nên điềm đạm hơn. Ngoài ra, trong yoga còn có yếu tố thiền định, điều này sẽ giúp con người loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, trở nên lạc quan và bình an hơn.
Việc thực hiện các tư thế yoga sẽ giúp con người trở nên bình tĩnh
Giảm stress, trầm cảm
Kết quả của những nghiên cứu cho thấy rằng những người bị trầm cảm đã cảm thấy mình trở nên tốt hơn nhờ tập luyện yoga thường xuyên. Ngoài ra, tình trạng căng thẳng thần kinh, mệt mỏi cũng giảm rõ rệt nhờ tập yoga.
Yoga giúp giảm stress cho người tập
Cải thiện tình trạng sức khỏe
Việc tập yoga thường xuyên giúp cơ thể trở nên dẻo dai và khỏe mạnh hơn. Đồng thời, chúng cũng làm tăng sức bền, sự linh hoạt và khả năng giữ thăng bằng của cơ thể. Ngoài ra, hệ tiêu hóa, tim mạch, hô hấp, tuần hoàn và xương khớp cũng được hưởng lợi từ hoạt động này.
Việc tập yoga thường xuyên giúp cơ thể trở nên dẻo dai và khỏe mạnh hơn
Cải thiện vóc dáng
Yoga được coi là một trong những biện pháp cải thiện vóc dáng tốt nhất bởi các động tác tập luyện chậm rãi, nhẹ nhàng nhưng mang hiệu quả cao. Dù đang muốn tăng cân hay giảm cân, chúng ta đều có thể tập luyện yoga với một cường độ thích hợp và đạt được mục tiêu.
Yoga được coi là một trong những biện pháp cải thiện vóc dáng tốt nhất
Làm chậm quá trình lão hóa
Chắc bạn đã từng nghe đến tác dụng ngăn ngừa lão hóa của yoga. Thậm chí, lợi ích còn lấn át tất cả những tác dụng khác của yoga và khiến nhiều người chọn lựa bộ môn này để tập luyện.
Trong thực tế, việc thực hiện các tư thế yoga sẽ giúp cơ thể lưu thông khí huyết. Điều này giúp làn da trở nên săn chắc và tươi tắn, hạn chế các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn hoặc sạm da. Bên cạnh đó, yoga cũng giúp cải thiện các chức năng khác của cơ thể như thải độc, sinh lý, tiêu hóa,… giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và trẻ trung.
Yoga còn giúp làm chậm quá trình lão hóa
4. Các loại hình trong yoga
Hatha Yoga
Nhắc đến yoga thì phải nói đến Hatha yoga. Nổi bật với sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật thở và các tư thế (asana), Hatha Yoga mang đến cho người tập trải nghiệm thư giãn tuyệt vời, giúp căng rãnh toàn bộ cơ thể.
Dù bạn đang đứng, nằm hay thậm chí là “trồng chuối” tại văn phòng, Hatha yoga đều có thể đồng hành cùng bạn. Các tư thế đa dạng, phù hợp với mọi thể trạng, giúp bạn tăng cường sức mạnh, dẻo dai và sự linh hoạt.
Bên cạnh đó, hơi thở đóng vai trò quan trọng trong Hatha Yoga. Việc kiểm soát nhịp thở giúp bạn thư giãn cơ bắp, duy trì tư thế đúng và tập trung tinh thần, hướng đến sự kết nối giữa cơ thể và tâm trí.
Hatha Yoga mang đến cho người tập trải nghiệm thư giãn tuyệt vời
Ashtanga Yoga
Ashtanga yoga sẽ dẫn dắt bạn vào một bản giao hưởng chuyển động đầy ấn tượng. Chuỗi tư thế yoga (asana) được kết nối liền mạch, tạo nên dòng chảy uyển chuyển và nhịp nhàng. Hơi thở đóng vai trò như nhạc trưởng, dẫn dắt từng chuyển động, giúp bạn tập trung tâm trí và kiểm soát sự điều hòa của cơ thể.
Ashtanga Yoga iúp bạn tập trung tâm trí và kiểm soát sự điều hòa của cơ thể
Iyengar Yoga
Iyengar yoga thường rất nhẹ nhàng và tinh tế. Đây là một lựa chọn lý tưởng cho những người mới bắt đầu với yoga. Bạn có thể sử dụng thắt lưng, các bộ phận trên cơ thể và đầu gối để điều chỉnh tư thế một cách chính xác nhất.
Iyengar Yoga thường rất nhẹ nhàng và tinh tế
Sivananda Yoga
Sivananda yoga là một hệ thống yoga được Swami Vishnu-devananda thiết kế dựa trên năm nguyên tắc cốt lõi bao gồm: Tập thể dục, thở và thư giãn đúng cách, chế độ ăn uống thích hợp, tư duy tích cực kết hợp với thiền.
Sivananda Yoga sẽ giúp thư giãn
Bikram Yoga
Bikram yoga được mệnh danh là “yoga nóng”. Trong quá trình tập, bạn sẽ tập trong một căn phòng rất nóng, nhiệt độ có thể lên đến 40°C.
Do đó, trước khi bắt đầu tập Bikram yoga, bạn cần xem xét các vấn đề sức khỏe của bản thân như tăng huyết áp hoặc tiểu đường và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Với Bikram Yoga thì bạn sẽ tập trong một căn phòng rất nóng
Kundalini Yoga
Kundalini là một dạng yoga tập trung vào phát triển tinh thần. Nó chú trọng vào việc thực hành thiền và kỹ thuật hơi thở. Học thuyết chính của Kundalini yoga là quy luật về cuộc sống. Loại hình này giúp người tập sử dụng hơi thở và các tư thế yoga để giải phóng năng lượng tích trữ trong cuộc sống.
Kundalini là một dạng yoga tập trung vào phát triển tinh thần
Power Yoga
Power Yoga là một loại hình yoga khá thách thức, kết hợp giữa yoga và thể dục nhịp điệu. Trong quá trình tập, người tham gia sẽ thực hiện một chuỗi các tư thế yoga cùng với các động tác nhịp nhàng, phối hợp với từng hơi thở.
Power yoga được biết đến là một trong những dạng yoga yêu cầu vận động nhiều nhất. Tùy thuộc vào sự hướng dẫn của huấn luyện viên và khả năng tập luyện của mỗi người, loại hình này có thể giúp tăng cường sức mạnh cơ thể, đồng thời nâng cao sự linh hoạt và khả năng thăng bằng của bạn.
Power yoga được biết đến là một trong những dạng yoga yêu cầu vận động nhiều nhất
5. Những mức độ của bài tập yoga
Bài tập yoga mức độ 1
Mức độ 1 là điểm khởi đầu hoàn hảo cho những người mới bước chân vào thế giới yoga, đồng thời là lựa chọn phù hợp cho những ai đang hồi phục sau chấn thương (với sự đồng ý của bác sĩ và huấn luyện viên). Tuy chỉ là mức độ cơ bản, nhiều người vẫn chọn tiếp tục tập luyện để nắm vững kỹ thuật đồng thời hiểu rõ cách kết nối với cơ thể trong từng tư thế phổ biến, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho hành trình yoga sau này.
Utkatasana là một động tác thuộc bài tập yoga mức độ 1
Bài tập yoga mức độ 2
Mức độ 2 dành cho những ai đã có kiến thức nền tảng về yoga và mong muốn bứt phá giới hạn bản thân. Bạn cần nắm vững các yếu tố quan trọng trong một số tư thế, như việc duy trì thăng bằng trên tay.
Tốc độ của các buổi học nhanh hơn so với mức độ 1, đan xen giữa những tư thế chuyển động đầy hứng khởi và những khoảnh khắc tĩnh lặng giúp bạn rèn luyện sự tập trung. Lớp học yoga mức độ 2 sẽ dẫn dắt bạn khám phá nhiều tư thế và kỹ thuật khó hơn, đồng thời hướng dẫn bạn cách kiểm soát hơi thở để nâng cao hiệu quả tập luyện.
Urdhva Mukha Svanasana là một động tác thuộc bài tập yoga mức độ 2
Bài tập yoga mức độ 3
Mức độ 3 tập trung hoàn toàn vào cơ thể và tâm trí của chính mình. Lớp học yoga ở mức độ này thường tập trung vào các tư thế “trồng cây chuối” và uốn cong đòi hỏi sự tập trung cao độ cũng như kiểm soát cơ bắp tốt.
Các động tác chuyển đổi cơ bản được xen kẽ giúp bạn duy trì sự linh hoạt và kết nối cơ thể. Đây là cấp độ dành cho những ai đã có kinh nghiệm tập yoga và mong muốn thâm nhập sâu hơn vào sự kết nối giữa cơ thể và tâm trí.
Pincha Mayurasana là một động tác thuộc bài tập yoga mức độ 3
6. Cần chuẩn bị gì trước khi tập yoga?
Bắt đầu hành trình yoga không hề khó khăn. Đầu tiên, hãy tìm kiếm một phòng tập yoga gần nhà và chuẩn bị những dụng cụ cần thiết:
- Lựa chọn không gian tập luyện: Bạn nên ưu tiên những nơi có huấn luyện viên chuyên nghiệp và trang thiết bị đầy đủ, giúp bạn tập luyện hiệu quả và an toàn.
- Trang phục tập luyện thoải mái: Lựa chọn quần áo co giãn tốt, thấm hút mồ hôi, giúp bạn vận động dễ dàng.
- Nước uống: Bạn hãy mang theo chai nước cá nhân để bổ sung nước đầy đủ, giúp bạn tập trung và duy trì sức bền.
- Thảm tập yoga: Hãy sử dụng thảm tập riêng đảm bảo vệ sinh và tạo cảm giác thoải mái khi tập luyện.
- Khăn mặt: Khăn mặt sẽ giúp bạn lau mồ hôi, hạn chế trơn trượt, đặc biệt khăn mặt còn vô cùng hữu ích với các bài tập yoga cường độ cao.
Bạn cần lựa chọn quần áo co giãn tốt, thấm hút mồ hôi để tập yoga
7. Các bài tập Yoga phổ biến
Malasana
Malasana là một tư thế yoga ngồi, trong đó bạn thả lỏng phần lưng dưới và mở rộng hông, kết hợp với kỹ thuật hít thở. Đây là một trong những tư thế yoga đơn giản và được nhiều người ưa chuộng.
Cách thực hiện động tác Malasana:
- Bước 1: Đứng thẳng với hai bàn chân rộng bằng hông, hướng ngón chân về phía trước.
- Bước 2: Hít vào, nâng cao hai cánh tay qua đầu, lòng bàn tay hướng vào nhau.
- Bước 3: Thở ra, gập đầu gối và hạ người xuống như thể bạn đang ngồi xổm.
- Bước 4: Giữ cho gót chân của bạn chạm sàn và đảm bảo rằng đầu gối mở rộng ra hai bên.
- Bước 5: Giữ nguyên tư thế trong 5-10 nhịp thở sâu.
Malasana là một tư thế yoga ngồi
Chaturanga Dandasana
Mặc dù Chaturanga Dandasana là một tư thế đơn giản mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu bạn thực hiện không đúng cách thì nó có thể gây ra chấn thương.
Cách thực hiện động tác Chaturanga Dandasana:
- Bước 1: Bắt đầu từ tư thế Plank. Đảm bảo rằng hai bàn tay của bạn đặt dưới vai và bàn chân đặt dưới hông.
- Bước 2: Hít vào, gập khuỷu tay và hạ thấp người xuống cho đến khi ngực gần chạm sàn.
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong 5-10 nhịp thở sâu.
Chaturanga Dandasana là một tư thế đơn giản mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Tam giác mở rộng
Đây là một tư thế yoga với dáng đứng cổ điển. Tư thế này không chỉ giúp giải phóng phần lưng dưới mà còn mở rộng cơ thể một cách hiệu quả.
Cách thực hiện động tác tam giác mở rộng:
- Bước 1: Bắt đầu từ tư thế chuẩn bị. Sau đó, bạn hãy đứng thẳng, vai mở rộng.
- Bước 2: Hít thở sâu vào, nghiêng người về phía bên trái, tay trái chạm vào chân trái sao cho ngang với vai.
- Bước 3: Tay phải giơ lên cao, mắt nhìn theo tay phải, duỗi người và giữ tư thế này trong khoảng 1 phút.
- Bước 4: Trở về tư thế chuẩn bị, lặp lại động tác từ 3-5 lần.
Tam giác mở rộng là một tư thế yoga với dáng đứng cổ điển
Cao Lunge
Tư thế này giúp mở rộng phần hông, kết hợp với hơi thở nhẹ nhàng sẽ làm bạn cảm thấy thư thái cũng như mang lại cảm giác mạnh mẽ, linh hoạt cho đôi chân.
Cách thực hiện động tác Cao Lunge:
- Bước 1: Bắt đầu từ tư thế Tadasana (Tư thế Đứng Núi).
- Bước 2: Hít vào, bước chân phải về phía trước một bước dài, khoảng 3-4 bàn chân.
- Bước 3: Hạ thấp người xuống cho đến khi đầu gối trước tạo thành một góc 90 độ.
- Bước 4: Giữ cho chân sau duỗi thẳng và mũi chân sau ấn xuống sàn.
- Bước 5: Giữ nguyên tư thế trong 5-10 nhịp thở sâu.
Cao Lunge giúp mở rộng phần hông và kết hợp với hơi thở nhẹ nhàng
Supported Bridge Pose
Supported Bridge Pose là một tư thế được rất nhiều người ưa chuộng, vì khi thực hiện, bạn sẽ luôn cảm thấy thoải mái và hạnh phúc. Phần lưng uốn cong và vai tiếp xúc với sàn, tạo ra một tư thế có lợi cho sức khỏe của cột sống.
Cách thực hiện động tác Supported Bridge Pose:
- Bước 1: Nằm ngửa trên sàn, hai đầu gối cong, lòng bàn chân đặt phẳng trên sàn.
- Bước 2: Hít vào, siết cơ mông và đùi, nâng hông lên khỏi sàn cho đến khi hông và đầu gối tạo thành một đường thẳng.
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong 5-10 nhịp thở sâu. Nhớ thư giãn cơ thể và hít thở đều đặn.
Supported Bridge Pose là một tư thế được rất nhiều người ưa chuộng
8. Những câu hỏi liên quan đến yoga
Các rủi ro khi tập yoga là gì?
Yoga mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, nhưng cũng tiềm ẩn một số rủi ro nếu không được thực hiện đúng cách:
- Chấn thương: Thực hiện tư thế sai hoặc không tuân theo hướng dẫn của huấn luyện viên có thể dẫn đến chấn thương, đặc biệt ở cổ, vai hoặc gối.
- Dị ứng: Sử dụng thảm tập hoặc dụng cụ chung không được vệ sinh đúng cách có thể gây dị ứng.
- Căng thẳng: Ép buộc cơ thể vào tư thế quá sức có thể dẫn đến căng thẳng và chấn thương.
- Tăng áp lực: Một số tư thế yêu cầu sự kiểm soát cơ bắp và hơi thở tốt có thể tăng áp lực lên hệ tim mạch và hô hấp.
- Đau lưng: Yoga có thể giúp cải thiện đau lưng, nhưng thực hiện sai cách có thể gây ra hoặc làm tăng tình trạng này.
Nếu tập yoga sai cách có thể dẫn đến đau lưng
Tập yoga có giảm cân được không?
Yoga có thể là một phần của chế độ giảm cân hiệu quả, nhưng hiệu quả của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại hình yoga, cường độ tập luyện, chế độ dinh dưỡng và cơ địa cá nhân. Một số loại hình yoga như Vinyasa hoặc Power yoga có thể đốt cháy một lượng lớn calo và tăng cường sự linh hoạt và sức mạnh, đồng thời giúp giảm cân.
Tuy nhiên, các loại hình yoga như Hatha yoga, Yin yoga hoặc Restorative yoga có tác động vừa phải hơn đối với việc giảm cân, nhưng vẫn có thể giúp cải thiện sự linh hoạt và tâm trí. Ngoài tập yoga, việc duy trì một chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh cũng là yếu tố quan trọng trong giảm cân.
Yoga có thể là một phần của chế độ giảm cân hiệu quả
Cách giữ an toàn khi tập yoga
Trước khi bắt đầu tập yoga, bạn nên thực hiện một bài khởi động kỹ lưỡng. Việc này giúp cơ thể nhanh chóng trở nên nóng, linh hoạt hơn và giảm nguy cơ chấn thương.
Đối với các bài tập đòi hỏi sự giữ thăng bằng, bạn hãy sử dụng thảm yoga sẽ giúp tăng cường độ bám và tránh gây chấn thương do mất thăng bằng. Đồng thời, bạn cần chọn trang phục thoải mái và gọn gàng sẽ giúp bạn tập luyện một cách dễ dàng hơn. Bạn cũng cần tập trung cao độ vào quá trình tập và nhớ không đẩy cơ thể quá sức.
Đối với các bài tập đòi hỏi sự giữ thăng bằng, bạn hãy sử dụng thảm Yoga
Bài viết vừa rồi đã giúp bạn tìm hiểu yoga là gì. Mong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc tập yoga. Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết, hẹn gặp lại bạn trong những chủ đề tiếp theo.
Nguồn: trang Elipsport.